Mạc phủ sụp đổ Thời_kỳ_Edo

Bài chi tiết: Mạc mạt

Nhà Tokugawa suy sụp

Hậu kỳ thời đại này thường được gọi là Mạc mạt. Lý do về sự chấm dứt của thời kỳ này vẫn còn gây tranh cãi nhưng nó được cho là do sức ép với nước Nhật phải mở cửa với thế giới nhờ Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ, với hạm đội của mình (người Nhật gọi là "Hắc thuyền") nã pháo vào vịnh Tokyo. Vài đảo nhân tạo được đắp để cản trở tầm pháo của hạm đội, và vùng đất này ngày nay gọi là quận Odaiba.

Nhà Tokugawa cuối cùng sụp đổ đơn giản vì những thất bại tự bên trong. Sự xâm nhập từ bên ngoài làm mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mạc phủ và liên minh đối lập thêm trầm trọng. Phong trào chống Mạc phủ tiếp diễn vào giữa thế kỷ 19 cuối cùng sẽ lật độ nhà Tokugawa. Từ khởi đầu, nhà Tokugawa cố hạn chế các gia đình tích trữ tài sản và khuếch trương cho chính sách "trở lại với ruộng đồng", theo đó người nông dân, nhà sản xuất sau cùng, là con người lý tưởng trong xã hội.

Bất chấp những nỗ lực hạn chế sự giàu có và một phần là vì một thời kỳ hòa bình dài đến không tưởng, tiêu chuẩn sống của cư dân đô thị và nông thôn trở nên rất giống nhau dưới thời Tokugawa. Các phương thức canh tác, vận chuyển, xây nhà, các loại thực phẩm, các hình thức giải trí luôn sẵn sàng, vì có nhiều thời gian rỗi hơn, ít nhất là với cư dân thành thị. Tỉ lệ biết chữ là cao so với một xã hội tiền công nghiệp, và giá trị văn hóa được định giá lại và được phổ biến rộng rãi trong tầng lớp chiến binh samuraichōnin ("đinh nhân")/ Bất chấp sự tái xuất hiện của các phường hội, hoạt đồng kinh tế vẫn tiến triển tốt đẹp cho dù có sự hạn chế tự nhiên của các phường hội, thương mại thông suốt và một nền kinh tế tiền tệ phát triển. Mặc dù chính quyền hạn chế thương nhân rất nhiều và xem họ như những người không sản xuất mà lại lấy lãi cắt cổ, nhưng các samurai, những người dân dần xa rời sự gắn bó với nông thôn, ngày càng phụ thuộc vào thương nhân và thợ thủ công để có hàng hóa tiêu dùng, hàng thủ công yêu thích, và các khoản vay. Theo cách đó, ý thức lờ mờ về việc lật đổ tầng lớp samurai của dân chōnin bắt đầu hình thành.

Một cuộc đấu tranh nổi lên trên bề mặt của chính trị vốn bị hạn chế khi Chinh di Đại tướng quân đánh thuế tầng lớp doanh nhân. Ý tưởng của chính quyền về một xã hội nông nghiệp thất bại trong việc điều chỉnh thực tế trong phân phối thương mại. Hệ thống quan lại khổng lồ phát triển, nay trở nên trì trệ vì sự trái ngược với một trật tự xã hội mới đang phát triển. Tình hình tồi tệ hơn khi dân số gia tăng nhanh chóng trong nửa đầu thời Tokugawa. Mặc dù mức độ và tốc độ tăng trưởng vẫn chưa chắc chắn nhưng có ít nhất 26 triệu dân thường và khoảng 4 triệu thành viên của các gia đình samurai và thuộc hạ cuộc tổng điều tra dân số lần đầu tiên diễn ra năm 1721. Hạn hán cùng với đó là thiếu lương thực và nạn đói, dẫn đến 20 nạn đói lớn trong khoảng từ 1675 đến 1837. Sự bất ổn trong giới nông dân gia tăng, và cho đến cuối thế kỷ 19, sự phản đối lại thuế cao và nạn thiếu lương thực trở thành chuyện thường ngày. Các gia đình nông dân mất đất mới trở thành nông dân tá điền, trong khi những người nghèo không nhà cửa rời ra thành phố. Khi các gia đình trước kia vốn sung túc nay trở nên sa sút, những người khác chuyển đến các vùng đất thừa tự, và một tầng lớp nông dân giàu có mới nổi lên. Những người hưởng lợi này có thể đa dạng hóa sản xuất và thuê lao động, trong khi những người khác bất bình. Rất nhiều samurai rơi vào tình cảnh khốn khó và bị ép phải làm những việc thủ công và làm công nhật cho giới thương nhân.

Mặc dù Nhật Bản có thể tiếp thu và cải tiến tri thức khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhác, sự công nghiệp hóa nhanh chóng của phương Tây trong suốt thế kỷ 18 lần đầu tiên tạo ra hố sâu ngăn cách về trình độ công nghệ và vũ khí giữa Nhật Bản và phương Tây (thứ thật ra không tồn tại vào đầu thời Edo), buộc nước Nhật phải từ bỏ chính sách bế quan tỏa cảng và góp phần vào sự sụp đổ của triều đại Tokugawa.

Sự xâm nhập của phương Tây gia tăng vào đầu thế kỷ 19. Các tàu chiến và thương nhân Nga xâm lấn Karafuto (được gọi là Sakhalin dưới sự kiểm soát của Nga và Liên Xô) ở quần đảo Kuril, cực Nam của nó được người Nhật coi là những hòn đảo ở phía Bắc Hokkaidō. Ngoài một tàu chiến Anh tiến vào cảng Nagasaki để tìm kiếm tàu Hà Lan đối địch năm 1808, các tàu chiến và tàu săn cá voi cũng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn ở lãnh hải Nhật Bản trong các thập niên 1810 và 1820. Tàu săn cá voi và tàu buôn từ Hoa Kỳ cũng cập bờ Nhật Bản. Mặc dù người Nhật đã có vài sự nhượng bộ nhỏ và cho phép người Mỹ cập cảng, họ vẫn cố giữ khoảng cách với người nước ngoài, đôi khi dùng cả vũ lực. Lan học trở thành yếu tố quyết định không chỉ để hiểu được những "kẻ dã man" từ bên ngoài mà còn để sử dụng tri thức có được từ phương Tây để chống lại họ.

Cho đến những năm 1830, có vài dấu hiệu chung của sự khủng hoảng. Nạn đóithiên tai tấn công mãnh liệt, và sự bất mãn dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại quan lại và thương gia ở Osaka năm 1837. Mặc dù nó chỉ kéo dài một ngày, cuộc khởi nghĩa đã để lại ấn tượng sâu sắc. Biện pháp khắc phục thường là các giải pháp truyền thống cố cải cách lại tình trạng đạo đức suy đồi thay vì chú tâm đến vấn đề từ thiện. Các mưu sỹ của Tướng quân thúc đẩy việc quay lại tinh thần võ sỹ, cấm đoán gắt gao hơn việc giao thiệp và buôn bán với người nước ngòi, đàn áp Lan học, kiểm duyệt văn chương, và cấm ngặt sự "xa hoa" ở trong chính quyền và tầng lớp samurai. Những người khác cố lật đổ nhà Tokugawa và đi theo học thuyết chính trị sonnō jōi (Tôn Hoàng, Nhương Di), kêu gọi đoàn kết dưới Đế quyền và chống lại sự xâm phạm từ bên ngoài. Mạc phủ vẫn kiên trì giữa lúc ngày càng có nhiều lo ngại về việc phương Tây thiết lập thành công các vùng đất thuộc địa ở Trung Quốc sau Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất năm 1839–1842. Nhiều cải cách hơn được tiến hành, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, để làm nước Nhật mạnh hơn trước mối đe dọa phương Tây.

Nhật Bản bác bỏ yêu sách của người Mỹ mà theo đó mở rộng đáng kể sự hiện diện của họ ở Châu Á Thái Bình Dương và thiết lập quan hệ ngoại giao khi Phó đề đốc James Biddle hiện diện ở vịnh Edo với hai tàu chiến vào tháng 7 năm 1846.

Chấm dứt bế quan tỏa cảng

Tượng bán thân Matthew Perry ở Shimoda, Shizuoka.

Khi bốn chiếc tàu của Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry xuất hiện ở vịnh Edo tháng 7 năm 1853, Mạc phủ rơi vào vòng hỗn loạn. Rōjū Abe Masahiro (1819–1857) chịu trách nhiệm thương thuyết với người Mỹ. Chưa hề có kinh nghiệm xử lý môi đe dọa an ninh quốc gia, Abe cố cân bằng giữa mong muốn của hội đồng tối cao là thương thảo với người nước ngoài, và của các đại danh muốn dùng vũ lực. Thiếu sự đồng lòng, Abe quyết định thương thuyết bằng cách chấp nhận yêu cầu mở cửa Nhật Bản cho ngoại thương của Perry trong khi vẫn chuẩn bị động binh. Tháng 3 năm 1854, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị (Hiệp ước Kanagawa) mở cửa hai bến cảng cho tàu Mỹ mua hàng tiếp tế, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ Mỹ bị đắm tàu, và cho phép lãnh sự Mỹ mở cửa ở Shimoda, một hải cảng ở bán đảo Izu, Tây Nam Edo. Mạc phủ bị ép phải ký một hiệp ước thương mại, mở cửa thêm nhiều vùng đất nữa cho thương nhân Hoa Kỳ 5 năm sau đó.

Tác hại của việc này đối với Mạc phủ là rất to lớn. Tranh cãi về chính sách của chính phủ là không bình thường và gây ra sự chỉ trích công khai Mạc phủ. Với hy vọng tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh mới, Abe, trong sự sửng sốt của các lãnh chúa đại danh fudai, đã tham nghị với các đại danh shinpan và tozama, càng làm xói mòn thêm Mạc phủ vốn đã suy yếu. Trong cải cách Ansei (1854–1856), Abe sau đó cố củng cố chế độ bằng cách đặt các tàu chiến và vũ khí ở Hà Lan và xây dựng các hải cảng quân sự. Năm 1855, một trường hải quân với hướng dẫn viên Hà Lan khởi công ở Nagasaki, và một trường võ bị kiểu phương Tây được thành lập ở Edo; cho đến năm sao đó, chính quyền dịch các sách phương Tây. Sự phản đối Abe tăng lên trong nhóm các fudai, chống lại việc mở cửa hội đồng Mạc phủ với các tozama, ông bị thay thế vị trí Chủ tịch Hội đồng cao cấp năm 1855 bởi Hotta Masayoshi (1810–1864).

Đứng đầu phe chống đối là Tokugawa Nariaki, người đã từ lâu nắm phái quân sự trung thành với Thiên Hoàng và tình cảm chống phương Tây, người được đặt lên vị trí đảm nhiệm phòng vệ quốc gia năm 1854. Trường Mito —dựa trên các nguyên tắc Tân Nho giáo và Thần đạo—với tôn chỉ phục hồi Đế quyền, quay lưng lại với phương Tây, và lập ra một đế chế mới dưới triều đại Yamato thần thánh.

Trong những năm cuối thời Tokugawa, sự tiếp xúc với người nước ngoài gia tăng khi có thêm nhiều nhượng bộ. Hiệp ước mới với Hoa Kỳ năm 1859 cho phép mở cửa thêm nhiều cảng để mở rộng quan hệ ngoại giao, mua bán tự do tại bốn cảng mới, và người nước ngoài được định cư ở Osaka và Edo. Nó cũng tiêu biểu cho định nghĩa về đặc quyền ngoại giao (người nước ngoài là đối tượng của luật nước họ chứ không phải luật Nhật Bản). Hotta mất đi sự ủng hộ của các lãnh chúa đại danh quan trọng, và khi Tokugawa Nariaki chống lại Hiệp ước mới, Hotta tìm kiếm sự phê chuẩn của Hoàng gia. Các quan trong triều, đã nhận thấy sự suy yếu của Mạc phủ, từ chối yêu cầu của Hotta và do đó lôi kéo Kyoto và Thiên Hoàng vào việc chính trị nội bộ Nhật Bản lần đầu tiên sau hàng trăm năm. Khi Tướng quân qua đời mà không có người thừa kế, Naraki khẩn khoản yêu cầu triều đình ủng hộ con trai ông, Tokugawa Yoshinobu (hay Keiki), nhậm chức Chinh di Đại tướng quân, một ứng cử viên được các đại danh shinpantozama ưa chuộng. Tuy vậy, fudai đã thắng trong cuộc đối đầu quyền lực, lập Tokugawa Yoshitomi làm Chinh di Đại tướng quân, bắt giam Nariaki và Keiki, xử tử Yoshida Shoin (1830–1859, nhà tư tưởng Tôn Hoàng, Nhương Di hàng đầu chống lại Hiệp ước với Hoa Kỳ và âm mưu một cuộc cách mạng chống lại Mạc phủ), ký Hiệp ước với Hoa Kỳ và năm quốc gia khác, do đó chấm dứt 200 năm bế quan tỏa cảng.

Hiện đại hóa và xung đột thời Mạc mạt

Bài chi tiết: Mạc mạt
Tokugawa Yoshinobu, Tướng quân cuối cùng trong bộ quân phục Pháp năm 1867Kanrin Maru, tàu chiến hơi nước chạy bằng chân vịt đầu tiên của Nhật Bản, năm 1855.

Trong những năm cuối của Mạc phủ, hay thời kỳ Mạc mạt, Mạc phủ đã thi hành những chính sách mạnh mẽ để tái lập sự thống trị của mình, mặc dù việc có dính líu đến hiện đại hóa và thế lực nước ngoài biến nó trở thành đối tượng của tình cảm chống phương Tây trên toàn đất nước.

Hải quân và lục quân được hiện đại hóa. Một trường huấn luyện hải quân được thành lập ở Nagasaki năm 1855. Học viên hải quân được gửi đến các trường hải quân phương Tây vài năm, bắt đầu truyền thống các lãnh đạo tương lai đi du học ở nước ngoài, ví dụ như Đô đốc Enomoto. Kỹ sư hải quân Ohaps được thuê để đóng kho vũ khí hải quân ví dụ như YokosukaNagasaki. Cho đến lúc Mạc phủ Tokugawa sụp đổ năm 1867, Hải quân Nhật Bản của Chinh di Đại tướng quân đã sở hữu 8 tàu chiến kiểu phương Tây ở xung quanh kỳ hạm Kaiyō Maru, được sử dụng để chống lại quân đội bảo hoàng trong chiến tranh Boshin dưới sự chỉ huy của Đô đốc Enomoto. Một đoàn sứ thần quân sự Pháp đã được thành lập để giúp hiện đại hóa quân đội Mạc phủ.

Phục hồi đế quyền như là biểu tượng của sự thống nhất, những người cực đoan sử dụng bạo lực và ám sát để chống lại Mạc phủ, chính quyền các Phiên bang và người nước ngoài. Sự trả đũa của hải quân nước ngoài trong chiến tranh Anh-Satsuma dẫn đến một hiệp ước thương mại mang tính nhượng bộ mới năm 1865, nhưng Yoshitomi không thể thực hiện được Hiệp ước với phương Tây. Quân đội Mạc phủ bị đánh bại khi được gửi đến để đàn áp sự chống đối tại hai phiên bang SatsumaChōshū năm 1866. Cuối cùng, năm 1867, Thiên hoàng Hiếu Minh qua đời và người con trai thứ Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi.

Keiki miễn cưỡng trở thành người đứng đầu nhà Tokugawa và Tướng quân. Ông cố tái cơ cấu lại chính quyền ở dưới Thiên hoàng trong khi bảo vệ vị trí lãnh đạo của Tướng quân. Lo sợ thế lực ngày càng tăng của đại danh phiên Satsuma và Chōshū, các đại danh khác kêu gọi Chinh di Đại tướng quân trả lại quyền lực chính trị cho Thiên hoàng và một hội đồng các đại danh do cựu Tướng quân đứng đầu. Keiki chấp nhận phương án này năm 1867 và thoái vị, thông báo việc "khôi phục vương quyền". Tuy vậy, lãnh đạo Satsuma, Chōshū, và các "phiên" khác và các trọng thần khác trong triều lại nổi loạn, chiếm giữ Hoàng cung, và thông báo việc khôi phục của riêng mình vào ngày 3 tháng 1 năm 1868.

Sau chiến tranh Boshin (1868–1869), Mạc phủ bị giải thể, và Keiki bị giáng xuống làm một đại danh thông thường. Sự kháng cự vẫn tiếp diễn ở phía Bắc trong suốt năm 1868, và Hải quân Mạc phủ dưới quyền của Đô đốc Enomoto Takeaki vẫn tiếp tục cầm cự thêm 6 tháng nữa ở Hokkaidō, với việc thành lập một nước Cộng hòa Ezo.